Trả lời:
Khitrẻ sốt, có biểu hiện nghi sởi, cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc sởi thì không cần tiêm vaccine nữa.
Trường hợp trẻ chưa mắc sởi, có thể được tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, bé cần được bác sĩ khám sàng lọc để xem xét điều kiện sức khỏe. Việc này sẽ quyết định bé có được tiến hành tiêm vaccine hay cần hoãn cho đến khi cơ thể hồi phục sức khỏe bình thường.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Ảnh: Xuân Ngọc
Sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Polinosa Morbillarum gây ra, thường gây sốt, phát ban, chảy nước mắt nước mũi. Bệnh rất dễ lây lan qua không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi; có thể gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, viêm loét giác mạc...
Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính mỗi năm, bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Từ khi có vaccine, thế giới giảm 57 triệu ca tử vong trong giai đoạn 2000-2022, đạt được nhiều lợi ích về kinh tế, y tế và cơ hội khác.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 2.641 trường hợp ca mắc sởi trên toàn quốc. Tính riêng tại TP HCM, tổng số ca sởi từ đầu năm đến ngày 18/10 là 1.192 ca, trong đó 4 ca tử vong.
Việt Nam có 3 loại vaccine ngừa sởi gồm mũi sởi đơn MVVAC và mũi phối hợp sởi - rubella MRVAC của Việt Nam, mũi phối hợp sởi - quai bị - rubella của Mỹ và Bỉ. Các vaccine chỉ định cho trẻ từ 9 tháng hoặc 12 tháng.
Mỗi trẻ cần tiêm ít nhất hai mũi vaccine có thành phần sởi. Phụ nữ trước mang thai tiêm vaccine sởi - quai bị - rubella trước ba tháng để bảo vệ mẹ và bé.
BS Bùi Công SựQuản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.