Người ủng hộ ông Donald Trump tại Hàn Quốc hát, giơ biểu ngữ cổ vũ ứng viên đảng Cộng hòa gần đại sứ quán Mỹ ở Seoul ngày 5/11.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có thể dẫn đến thay đổi về chính sách đối ngoại của nước này, một trong các nguyên nhân khiến sự kiện rất được người dân thế giới quan tâm, trong đó có Hàn Quốc.
Người ủng hộ ông Donald Trump tại Hàn Quốc hát, giơ biểu ngữ cổ vũ ứng viên đảng Cộng hòa gần đại sứ quán Mỹ ở Seoul ngày 5/11.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có thể dẫn đến thay đổi về chính sách đối ngoại của nước này, một trong các nguyên nhân khiến sự kiện rất được người dân thế giới quan tâm, trong đó có Hàn Quốc.
Theo Diplomat, những người Hàn Quốc phản đối chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol nhiều khả năng cũng không hậu thuẫn bà Kamala Harris.
Họ cho rằng bà Harris, giống như Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường cứng rắn hiện nay của chính phủ Hàn Quốc với Triều Tiên, khiến căng thẳng ở bán đảo tiếp tục kéo dài.
Dù vậy, việc ông Trump đắc cử có thể cũng sẽ khiến Hàn Quốc phải đối diện với các thách thức, rủi ro riêng, trong đó có vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng, bảo hộ thương mại và cả Triều Tiên.
Một số người Hàn Quốc theo khuynh hướng bảo thủ lo rằng ông Trump có thể sẽ đàm phán với Triều Tiên để đi đến một thỏa thuận ngoại giao gây bất lợi cho an ninh của Seoul.
Theo Diplomat, những người Hàn Quốc phản đối chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol nhiều khả năng cũng không hậu thuẫn bà Kamala Harris.
Họ cho rằng bà Harris, giống như Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường cứng rắn hiện nay của chính phủ Hàn Quốc với Triều Tiên, khiến căng thẳng ở bán đảo tiếp tục kéo dài.
Dù vậy, việc ông Trump đắc cử có thể cũng sẽ khiến Hàn Quốc phải đối diện với các thách thức, rủi ro riêng, trong đó có vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng, bảo hộ thương mại và cả Triều Tiên.
Một số người Hàn Quốc theo khuynh hướng bảo thủ lo rằng ông Trump có thể sẽ đàm phán với Triều Tiên để đi đến một thỏa thuận ngoại giao gây bất lợi cho an ninh của Seoul.
Vườn thú Khao Kheow, tỉnh Chonburi, Thái Lan, ngày 4/11 tổ chức dự đoán kết quả tổng thống Mỹ bằng cách bố trí hai đĩa trái cây khắc tên ông Trump và bà Harris để hà mã 4 tháng tuổi Moo Deng lựa chọn.
Kết quả, Moo Deng đã chọn đĩa trái cây có tên ông Trump, còn hà mã mẹ ăn đĩa còn lại.
Vườn thú Khao Kheow, tỉnh Chonburi, Thái Lan, ngày 4/11 tổ chức dự đoán kết quả tổng thống Mỹ bằng cách bố trí hai đĩa trái cây khắc tên ông Trump và bà Harris để hà mã 4 tháng tuổi Moo Deng lựa chọn.
Kết quả, Moo Deng đã chọn đĩa trái cây có tên ông Trump, còn hà mã mẹ ăn đĩa còn lại.
Hà mã con trong vườn thú Thái Lan dự đoán ông Trump đắc cửMoo Deng chọn đĩa trái cây khắc tên ông Trump trong vườn thú Khao Kheow ngày 4/11. Video: Facebook/Vườn thú Khao Kheow
Hàng hóa có chủ đề về bầu cử tổng thống Mỹ tại triển lãm "Sự lựa chọn của thế giới ở Nghĩa Ô" tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 5/11.
Các sản phẩm này được sản xuất tại tại thành phố Nghĩa Ô, "thủ phủ hàng hóa" ở tỉnh Chiết Giang. Tên của triển lãm bắt nguồn từ hiện tượng được gọi là "chỉ số Nghĩa Ô".
Do hầu hết hàng hóa có chủ đề về bầu cử Mỹ đều được sản xuất ở Nghĩa Ô, một số nhà bình luận tin rằng có thể dự đoán kết quả bầu cử dựa trên việc theo dõi ứng viên nào có số lượng sản phẩm về mình được bán ra nhiều hơn tại đây.
Hàng hóa có chủ đề về bầu cử tổng thống Mỹ tại triển lãm "Sự lựa chọn của thế giới ở Nghĩa Ô" tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 5/11.
Các sản phẩm này được sản xuất tại tại thành phố Nghĩa Ô, "thủ phủ hàng hóa" ở tỉnh Chiết Giang. Tên của triển lãm bắt nguồn từ hiện tượng được gọi là "chỉ số Nghĩa Ô".
Do hầu hết hàng hóa có chủ đề về bầu cử Mỹ đều được sản xuất ở Nghĩa Ô, một số nhà bình luận tin rằng có thể dự đoán kết quả bầu cử dựa trên việc theo dõi ứng viên nào có số lượng sản phẩm về mình được bán ra nhiều hơn tại đây.
Áo phông ủng hộ bà Harris tại triển lãm "Sự lựa chọn của thế giới ở Nghĩa Ô".
"Chỉ số Nghĩa Ô" đã dự đoán đúng ông Trump là người chiến thắng trong kỳ bầu cử năm 2016, dù ứng viên đảng Cộng hòa khi đó bị đánh giá thấp hơn nhiều so với đối thủ Hillary Clinton.
Tuy chỉ số này đã dự đoán sai trong cuộc bầu cử sau đó 4 năm, nó được cho là giúp đoán trước được việc ông Biden ngừng tranh cử vào tháng 7.
Áo phông ủng hộ bà Harris tại triển lãm "Sự lựa chọn của thế giới ở Nghĩa Ô".
"Chỉ số Nghĩa Ô" đã dự đoán đúng ông Trump là người chiến thắng trong kỳ bầu cử năm 2016, dù ứng viên đảng Cộng hòa khi đó bị đánh giá thấp hơn nhiều so với đối thủ Hillary Clinton.
Tuy chỉ số này đã dự đoán sai trong cuộc bầu cử sau đó 4 năm, nó được cho là giúp đoán trước được việc ông Biden ngừng tranh cử vào tháng 7.
Áp phích in chân dung ông Trump và bà Harris dán bên ngoài cửa nơi tổ chức triển lãm "Sự lựa chọn của thế giới ở Nghĩa Ô".
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ cũng được cho là sẽ có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc. Ông Trump có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh, dọa sẽ áp thuế 60% với toàn bộ hàng hóa nước này và muốn dừng hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc trong những ngành quan trọng, như điện tử, thép, dược phẩm.
Trong khi đó, bà Harris có quan điểm mềm mỏng hơn, tìm cách giảm rủi ro thay vì cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đồng thời chỉ trích chiến tranh thương mại.
Dù vậy, ứng viên đảng Dân chủ muốn hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc những mặt hàng mà Mỹ cho là rủi ro, như phần mềm ôtô.
Áp phích in chân dung ông Trump và bà Harris dán bên ngoài cửa nơi tổ chức triển lãm "Sự lựa chọn của thế giới ở Nghĩa Ô".
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ cũng được cho là sẽ có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc. Ông Trump có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh, dọa sẽ áp thuế 60% với toàn bộ hàng hóa nước này và muốn dừng hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc trong những ngành quan trọng, như điện tử, thép, dược phẩm.
Trong khi đó, bà Harris có quan điểm mềm mỏng hơn, tìm cách giảm rủi ro thay vì cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đồng thời chỉ trích chiến tranh thương mại.
Dù vậy, ứng viên đảng Dân chủ muốn hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc những mặt hàng mà Mỹ cho là rủi ro, như phần mềm ôtô.
Biển quảng cáo ủng hộ cựu tổng thống Trump tại Tel Aviv, Israel hôm 3/11.
Cả ông Trump và bà Harris đều có quan điểm ủng hộ Israel, song Phó tổng thống Mỹ phần nào chỉ trích chiến dịch tấn công của Israel tại Dải Gaza. Ứng viên đảng Dân chủ đang thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine, trong khi ông Trump chưa nêu ý tưởng cụ thể.
Biển quảng cáo ủng hộ cựu tổng thống Trump tại Tel Aviv, Israel hôm 3/11.
Cả ông Trump và bà Harris đều có quan điểm ủng hộ Israel, song Phó tổng thống Mỹ phần nào chỉ trích chiến dịch tấn công của Israel tại Dải Gaza. Ứng viên đảng Dân chủ đang thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine, trong khi ông Trump chưa nêu ý tưởng cụ thể.
Người dân Israel mặc áo in thông điệp ủng hộ ông Trump và cầm ảnh của ứng viên đảng Cộng hòa tại Tel Aviv, Israel hôm 5/11.
Người dân Israel mặc áo in thông điệp ủng hộ ông Trump và cầm ảnh của ứng viên đảng Cộng hòa tại Tel Aviv, Israel hôm 5/11.
Người dân tại làng Thulasendrapuram ở Ấn Độ dùng bột màu viết thông điệp ủng hộ bà Harris trên mặt đất.
Làng Thulasendrapuram, bang Tamil Nadum, là quê hương của ông ngoại ứng viên đảng Dân chủ. Mẹ bà Harris là người di cư từ Ấn Độ, còn bố bà sinh ra trong gia đình người Jamaica gốc Phi. Từ lâu, Phó tổng thống Mỹ đã thể hiện mình là người da đen lẫn châu Á.
Người dân tại làng Thulasendrapuram ở Ấn Độ dùng bột màu viết thông điệp ủng hộ bà Harris trên mặt đất.
Làng Thulasendrapuram, bang Tamil Nadum, là quê hương của ông ngoại ứng viên đảng Dân chủ. Mẹ bà Harris là người di cư từ Ấn Độ, còn bố bà sinh ra trong gia đình người Jamaica gốc Phi. Từ lâu, Phó tổng thống Mỹ đã thể hiện mình là người da đen lẫn châu Á.
Áp phích in ảnh bà Harris được treo bên đường ở làng Thulasendrapuram.
Áp phích in ảnh bà Harris được treo bên đường ở làng Thulasendrapuram.
Dân làng Thulasendrapuram hôm 5/11 tổ chức lễ cầu nguyện cho bà Harris đắc cử tổng thống Mỹ.
Làng Thulasendrapuram từng thu hút sự chú ý khi tổ chức cầu nguyện cho chiến thắng của đảng Dân chủ hồi năm 2020 và đã ăn mừng bằng cách đốt pháo, phân phát thực phẩm khi bà Harris nhậm chức Phó tổng thống.
Hàng chục triệu cử tri Mỹ đang đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Nhiều bang sẽ công bố kết quả ngay trong Ngày bầu cử, nhưng quá trình kiểm phiếu tại một số bang chiến trường có thể kéo dài, khiến người chiến thắng khó có thể được xác định ngay.
Dân làng Thulasendrapuram hôm 5/11 tổ chức lễ cầu nguyện cho bà Harris đắc cử tổng thống Mỹ.
Làng Thulasendrapuram từng thu hút sự chú ý khi tổ chức cầu nguyện cho chiến thắng của đảng Dân chủ hồi năm 2020 và đã ăn mừng bằng cách đốt pháo, phân phát thực phẩm khi bà Harris nhậm chức Phó tổng thống.
Hàng chục triệu cử tri Mỹ đang đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Nhiều bang sẽ công bố kết quả ngay trong Ngày bầu cử, nhưng quá trình kiểm phiếu tại một số bang chiến trường có thể kéo dài, khiến người chiến thắng khó có thể được xác định ngay.
Ảnh: AFP, AP